Theo đó, Đề án đã đặt ra mục tiêu tổng thể là triển khai đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả các quy định pháp luật thủy sản; tập trung triển khai các quy định về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Khai thác IUU); ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của ủy ban châu Âu (EC); quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản, các hệ sinh thái biển, phát triển nghề cá Việt Nam theo hướng bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế, nhằm nâng cao đời sống sinh kế của người dân vùng ven biển, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Trên cơ sở mục tiêu tổng thể trên, từ nay đến năm 2025, Bộ Nông nghiệp &PTNT đặt ra những mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, hoàn thành 100% việc đánh dấu tàu cá và lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên hoạt động thủy sản.
Thứ hai, 100% tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên trước khi rời cảng đi khai thác trên biển phải được kiểm tra đảm bảo đầy đủ các giấy tờ và trang thiết bị theo quy định.
Thứ ba, 100% tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên phải được theo dõi, giám sát qua Hệ thống giám sát hành trình tàu cá khi tham gia hoạt động trên biển và được thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tại cảng.
Thứ tư, 100% sản lượng thủy sản từ khai thác trong nước khi bốc dỡ qua cảng cá được kiểm tra, giám sát theo quy định.
Thứ năm, 100% sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của nước ngoài cập cảng biển Việt Nam được kiểm tra, giám sát theo quy định của Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng của FAC)-2009 (Hiệp định PSMA).
Thứ sáu, Ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và không để tái diễn ở các năm tiếp theo.
Thứ bảy, ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.
Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án đã đặt ra 08 nhóm giải pháp về: Thông tin truyền thông, tuyên truyền; hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách; đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá và kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ sung nguồn lực, trang thiết bị tại cảng cá; nâng cao năng lực, hiệu quả công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển của lực lượng kiểm ngư và các lực lượng chức năng khác có liên quan; quản lý đội tàu, cường lực khai thác, theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá; thực thi pháp luật, xử lý các hành vi khai thác IUU; truy xuất nguồn gốc sản phẩm hải sản; thực hiện các nghĩa vụ điều ước quốc tế và hợp tác quốc tế.
Với giải pháp hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách, thời gian qua, cụ thể kể từ khi Luật Thủy sản năm 2017 được thông qua, hệ thống khung khổ pháp lý đã cơ bản được hoàn thiện, trong đó, nội dung về phòng, chống khai thác IUU đã được tích hợp và một loạt văn bản pháp lý quy định về phòng, chống khai thác IUU đã được ban hành làm cơ sở để triển khai phòng chống khai thác IUU đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành. Cùng với đó, các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) liên quan đến hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách trong quản lý khai thác thủy sản để gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp thu thực hiện và điều này đã được phía EC đánh giá cao trong các cuộc họp làm việc giữa hai bên.
Đối với nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá và kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ sung nguồn lực, trang thiết bị tại cảng cá, đây là một trong những vấn đề trọng tâm cấp bách hiện nay đối với lĩnh vực khai thác thủy sản. Khi hệ thống cơ sở hạ tầng nghề cá chưa đáp ứng được với phát triển, nguồn lực đầu tư còn rất hạn chế dẫn đến xuống cấp, chưa đáp ứng với điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm đây cũng là vấn đề được phía EC rất quan tâm trong việc thực hiện các giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” trong thời gian qua. Do đó, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT xem là giải pháp cấp bách cần tập trung nguồn lực để đầu tư, hoàn thiện trong giai đoạn tới.
Đối với công tác thực thi pháp luật, xử lý các hành vi khai thác IUU đây được xem là một trong những mấu chốt quan trọng để nhanh chóng ngăn chặn và chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm. Đây cũng là nội dung được phía EC đánh giá chưa thực sự hiệu quả trong việc giải quyết tàu cá vi phạm trong thời gian qua. Bằng chứng là vẫn còn tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển của nước ngoài và bị các nước bắt giữ. Do đó, đề án lần này đã đặt ra các giải pháp kiên quyết với các vấn đề này. Cụ thể, các cơ quan quản lý, các lực lượng chức năng từ Trung ương đến địa phương sẽ tăng cường phối hợp, tiến hành lập danh sách, khoanh vùng đối tượng, nắm chắc địa bàn để theo dõi, quản lý chặt chẽ, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các tàu cá có biểu hiện nghi vấn tổ chức đi khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, răn đe, giáo dục.
Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng của các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển đảm bảo thực hiện triệt để, đồng bộ, thống nhất trong công tác điều tra, xử lý các hành vi khai thác IUU theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, tập trung điều tra, xử lý nghiêm minh, dứt điểm các tổ chức, cá nhân môi giới, móc nối, cố tình đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý hoặc do lực lượng chức năng trong nước phát hiện.
Cùng với đó, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển của lực lượng kiểm ngư và các lực lượng chức năng khác có liên quan. Thường xuyên đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các lực lượng thực thi pháp luật trên biển về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, chống khai thác IƯU.
Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc, đảm bảo số hóa quy trình nghiệp vụ theo dõi, giám sát sản phẩm hải sản từ khai thác theo toàn bộ chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.
Minh bạch hóa toàn bộ quá trình luân chuyển của sản phẩm hải sản từ khai thác đảm bảo được xác nhận, chứng nhận không vi phạm khai thác IƯU và truy xuất được nguồn gốc để chống gian lận thương mại.
Theo dõi, kiểm tra, kiểm soát sản phẩm hải sản có nguồn gốc từ khai thác của nước ngoài cập cảng biển Việt Nam để thực hiện hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng của FA02009 (PSMA).
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý và quy trình thực hiện việc thanh tra, kiểm tra để ngăn chặn không để sản phẩm hải sản từ khai thác của nước ngoài vi phạm IƯU xâm nhập vào Việt Nam.
Tăng cường họp tác quốc tế để trao đổi thông tin, nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm cho các lực lượng chức năng triển khai thực hiện Hiệp định PSMA cũng như tăng cương trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ điều ước quốc tế và hợp tác quốc tế.
Cùng với đó là các nhóm nhiệm vụ, dự án cũng sẽ được triển khai: (1) Dự án thông tin, truyền thông và đào tạo, tập huấn nhằm thực thi Luật Thủy sản, phòng chống khai thác IUU ở trong và ngoài nước; (2) Đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hệ thống cảng cá, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm soát tàu cá và truy xuất nguồn gốc hải sản từ khai thác tại cảng cá, phòng, chống khai thác IƯU; (3) Dự án thí điểm và nhân rộng mô hình mẫu về kiểm soát nghề cá bền vững tại 03 cảng cá tại 03 miền: miền Bắc (Hải Phòng), miền Trung (Khánh Hòa), miền Nam (Cà Mau); (4) Dự án kiện toàn, thiết lập bộ phận điều hành, chỉ huy thực thi pháp luật thủy sản, phòng chống khai thác lưu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, phối họp thống nhất, thông suốt từ trung ương đến địa phương và giữa các lực lượng thực thi pháp luật của các bộ, ngành có liên quan; (5) Dự án xây dựng hệ thống quản lý thống nhất đảm bảo tích hợp đồng bộ các cơ sở dữ liệu nghề cá phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, truy xuất hoạt động của tàu cá và sản lượng khai thác; (6) Dự án nâng cao năng lực, tập huấn chuyên mồn nghiệp vụ cho lực lượng Kiểm ngư và thanh tra chuyên ngành thủy sản về tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật thủy sản; (7) Thực hiện tuần tra chung giữa các lực lượng thực thi pháp luật thủy sản để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm khai thác IUU và nhiệm vụ hợp tác quốc tế, đàm phán, ký kết, tham gia thực hiện các Hiệp định, Thoả thuận hợp tác nghề cá, phòng, chống khai thác lưu.
Trên cơ sở các nhiêm vụ, giải pháp nêu trên, các Bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan; các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện Đề án đạt mục tiêu đề ra.
Văn Thọ